KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU

Viện AMI áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng trong các nghiên cứu của mình tùy theo mục đích nghiên cứu, bao gồm:.

Phân tích thị trường và xây dựng hồ sơ ngành hàng.

  • Điều tra nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩn nông nghiệp.
  • Ước lượng, dự báo cung – cầu nông sản dựa trên thống kê mô tả, kinh tế lượng.
  • Phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp.

Phân tích thị trường và xây dựng hồ sơ ngành hàng.

  • Điều tra nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩn nông nghiệp.
  • Ước lượng, dự báo cung – cầu nông sản dựa trên thống kê mô tả, kinh tế lượng.
  • Phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp.

Phân tích và đánh giá tác động

  • Định giá môi trường, đánh giá tổn thất và thiệt hại do thiên tai.
  • Đánh giá tác động chính sách, chương trình/dự án bằng phương pháp thống kê mô tả, kinh tế lượng.
  • Đánh giá tác động bằng Ma trận Phân tích chính sách cho lĩnh vực nông nghiệp (PAM), mô hình cân bằng từng phần, mô hình cân bằng tổng thể(CGE).

Phân tích thị trường và xây dựng hồ sơ ngành hàng.

  • Thiết kế bảng hỏi và Tổ chức điều tra mẫu lớn.
  • Phân tích thống kê mô tả bằng các phần mềm excel, SPSS, STATA, R.
  • Phân tích kinh tế lượng.

Phân tích Không gia (GIS)

  • Mô phỏng các kịch bản chính sách, quy hoạch trên bản đồ.

Phương pháp định tính

  • Phỏng vấn nhiều vòng bằng phương pháp Delphi.
  • Nghiên cứu tình huống và Đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA).
  • Phương pháp cây vấn đề.
  • Phương pháp phát triển cộng đồng dựa và nội lực (ABCD) trong Phát triển nông thôn.
  • Phân tích thể chế bằng công cụ Động lực – Năng lực (MOTA),…

KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN

– Thành lập và hỗ trợ vận hành các tổ chức nông dân tập thể (tổ, nhóm, HTX): thủ tục thành lập, tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoach đầu tư, xây dựng quy trình sản xuất chung.
– Hỗ trợ liên kết nông dân – doanh nghiệp: xây dựng các hợp đồng nông sản.
– Xây dựng các vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp: xây dựng quy trình và hệ thống giám sát chất lượng cho doanh nghiệp.
– Xây dựng chiến lược thương mại hóa, phát triển thị trường cho tổ chức nông dân tập thể, doanh nghiệp.
– Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn mác tập thể,…
– Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho chuỗi giá trị.
– Viết các đề xuất, phương án, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn cho doanh nghiệp, tổ chức nông dân, địa phương.